Khi vệ sinh, tắm cho con, nhiều bậc phụ huynh thắc mắc, thậm chí hốt hoảng khi thấy vùng kín của bé gái có mùi hôi. Vấn đề này xảy ra ngay cả khi bé còn nhỏ, chưa đến độ tuổi dậy thì? Phải vệ sinh và xử lý thế nào? Cùng Dược Hà Nội Xanh tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.
Ý nghĩa của việc vệ sinh vùng kín cho bé gái
Có cha mẹ nào từng nghĩ rằng, từ độ tuổi dậy thì trở đi, con gái mới cần chú trọng vệ sinh vùng kín? Quan điểm này chưa đúng hoàn toàn đâu cha mẹ nhé. Theo các chuyên gia y tế, bé gái cũng cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, cẩn thận. Bộ phận sinh sản của bé chưa phát triển đầy đủ nhưng cũng tương đối hoàn chỉnh giống người lớn. Các bé vẫn có nguy cơ bị viêm nhiễm. Nếu viêm nhiễm xảy ra, vùng kín của bé gái có mùi hôi.
Vệ sinh vùng kín cho bé đúng cách còn giúp bé thoải mái, ngủ tốt hơn. Để đảm bảo sức khỏe, phòng tránh bệnh và các hệ lụy lâu dài sau này, hãy chú trọng đến việc vệ sinh cho bé.
Vệ sinh sạch sẽ, đúng cách hạn chế vùng kín của bé gái có mùi hôi.
Hướng dẫn cách vệ sinh vùng kín cho bé gái
Về cơ bản, vệ sinh vùng kín cho bé gái không khó thực hiện. Các bé gái ở lứa tuổi khác nhau có sự khác biệt một chút trong cách vệ sinh vùng kín.
Rửa tay trước khi vệ sinh vùng kín của bé gái.
Với bé gái sơ sinh
Vùng kín bé gái sơ sinh có mùi hôi. Tình trạng này hoàn toàn có thể xảy ra. Da em bé, đặc biệt khu vực vùng kín rất nhạy cảm với các yếu tố bên ngoài. Ngoài ra, hệ miễn dịch của bé sơ sinh còn yếu, nhiều gia đình cho bé đóng bỉm cả ngày. Đóng bỉm cả ngày dễ gây bí bách, hăm tã nhất là nếu không vệ sinh vùng kín đúng cách.
Dưới đây là các bước vệ sinh vùng kín cho bé sơ sinh khi tắm, ba mẹ có thể tham khảo:
Bước 1: Chuẩn bị 2 chậu nước ấm, nhiệt độ trung bình khoảng 37- 38 độ C. Lưu ý rửa tay sạch sẽ trước khi tắm cho bé.
Bước 2: Sử dụng khăn xô mềm, thấm nước ấm và vệ sinh xung quanh vùng kín cho bé. Vệ sinh từ trước ra sau, tránh để vi khuẩn từ hậu môn ảnh hưởng vùng kín của bé.
Bước 3: Sử dụng miếng khăn xô mềm khác, quấn quanh ngón tay trỏ rồi thấm nước ấm sạch, nhẹ nhàng lau nếp gấp vùng kín và bẹn. Không thụt rửa vào âm đạo của bé.
Bước 4: Tiếp theo tắm cho bé như bình thường. Lau và thấm khô cả người và vùng kín của bé trước khi đóng bỉm, bôi kem hăm tã.
Ngoài lúc tắm, mỗi lần thay bỉm cũng cần vệ sinh vùng kín cho bé. Trung bình 3-4 tiếng nên thay bỉm cho bé 1 lần. Trường hợp bé đại tiện, cần vệ sinh sớm nhất có thể.
Với bé gái dưới 5 tuổi
Hết giai đoạn sơ sinh, da bé không còn nhạy cảm như trước nhưng vẫn cần chăm sóc cẩn thận, nhẹ nhàng. Để tránh vùng kín của bé gái có mùi hôi, có thể tham khảo các bước vệ sinh dưới đây:
Bước 1: Sát khuẩn, rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh cho bé. Dùng nước sạch vệ sinh khu vực mông và vùng kín. Hạn chế hoặc tốt nhất là không dùng hóa chất khi vệ sinh khu vực này.
Bước 2: Dùng khăn mềm sạch hoặc vòi hoa sen nhẹ nhàng vệ sinh từ trước ra sau, không thụt sâu vào âm đạo.
Bước 3: Dùng khăn mềm sạch thấm khô cho bé từ trước ra sau. Với các bé 1-2 tuổi nếu vẫn đóng bỉm (ví dụ bỉm đêm), có thể bôi thêm kem chống hăm.
Một số bé tự lập sớm, từ 4-5 tuổi đã có thể tự tắm, vệ sinh vùng kín. Mẹ nên hướng dẫn con tỉ mỉ, chu đáo, đảm bảo bé vệ sinh vùng kín đúng cách. Chắc chắn sẽ hạn chế đáng kể tình trạng vùng kín của bé gái có mùi hôi.
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống, dinh dưỡng của bé cũng quan trọng và có thể ảnh hưởng đến việc vùng kín của bé gái có mùi. Quần áo của bé cũng nên ưu tiên loại làm từ chất liệu mềm mại, thấm hút tốt.
Chế độ ăn nhiều thực phẩm cay nóng, hành tỏi có thể khiến vùng kín của bé gái có mùi hôi.
Một số sai lầm khi vệ sinh vùng kín cho bé
Để vùng kín của bé gái không có mùi hôi, ngoài thao tác, vệ sinh đúng cách, cần lưu ý một số vấn đề. Dưới đây là một số sai lầm khi vệ sinh vùng kín cho bé:
- Pha muối vào nước tắm với tỷ lệ cao hoặc lạm dụng tắm thường xuyên với muối. Muối biển có nhiều khoáng chất tự nhiên có thể dùng để pha với nước tắm cho bé. Tuy nhiên không nên lạm dụng tắm thường xuyên hoặc pha nhiều muối. Bởi lẽ việc này có thể làm mất cân bằng độ pH âm đạo của bé.
- Dùng sữa tắm cho trẻ để vệ sinh vùng kín của bé. Nhiều phụ huynh nghĩ rằng loại sữa tắm dành riêng cho trẻ em có thể dùng vệ sinh vùng kín cho bé. Thực tế sữa tắm vẫn có thể gây kích ứng, tiêu diệt vi khuẩn có lợi ở vùng kín của trẻ. Có thể vệ sinh vùng kín riêng, sau khi bé tắm bằng sữa tắm xong và chuyển sang bước tráng bằng nước sạch.
- Nhiều bà mẹ truyền tai nhau rằng lá chè, lá trầu không có khả năng chống viêm nhiễm phụ khoa rất tốt nên sử dụng cả cho bé, nhất là khi thấy vùng kín của bé gái có mùi hôi, hăm đỏ, nổi nốt… Đúng là các loại này có tính kháng viêm nhưng tính kháng khuẩn mạnh, khó pha loãng theo đúng tỷ lệ. Điều này có nguy cơ gây ra mất cân bằng độ pH âm đạo bé.
- Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ của người lớn. Việc này không phổ biến nhưng vẫn có, thường là áp dụng cho các bé từ 2- 3 tuổi trở lên. Dung dịch vệ sinh phụ nữ có tính sát khuẩn mạnh được cho là không phù hợp, an toàn cho bé các mẹ nhé.
- Trong quá trình vệ sinh kỳ cọ mạnh, banh các nếp âm đạo của trẻ. Điều này rất không nên vì có thể gây tổn thương cho bộ phận sinh sản của bé.
Cách xử lý khi vùng kín của bé gái có mùi hôi
Trước hết, cần xác định nguyên nhân vùng kín của bé gái có mùi hôi. Đó là do đóng bỉm cho con 24/24, vệ sinh không thường xuyên, chưa sạch sẽ, đúng cách. Hay do vùng kín của bé bị kích ứng hóa chất; có dị vật trong âm đạo… Từ đó có cách xử lý kịp thời và phù hợp.
- Với trường hợp do đóng bỉm cả ngày, không vệ sinh đúng và đủ, có thể khắc phục ngay tại nhà. Vệ sinh ngay sau khi phát hiện bé đi đại tiện. Không để bé đóng bỉm bẩn quá lâu trên 4 tiếng. Sau mỗi lần thay bỉm, vệ sinh sạch sẽ và thấm khô để vùng kín không bị ẩm ướt lâu. Khuyến khích mọi người thả bỉm vào ban ngày nhiều nhất có thể giúp bé thoải mái. Hoặc thả bỉm cho con một lúc trước khi đóng bỉm mới.
- Trường hợp bé bị kích ứng bỉm, dẫn đến hăm, loét, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và khiến vùng kín của bé gái có mùi hôi thì mẹ nên thay bỉm mới kết hợp vệ sinh sạch sẽ. Mẹ nên lựa chọn bỉm thấm hút tốt, không quá dày vừa giúp con vận động dễ dàng vừa hạn chế vùng kín của bé gái có mùi hôi.
- Trường hợp mắc dị vật trong âm đạo: Các bé thường hiếu động, khi chơi đùa có thể vô tình làm các vật thể lạ mắc trong âm đạo. Điều này rất dễ khiến âm đạo bị tổn thương, nhiễm trùng. Nếu thấy bé khó chịu hoặc nghi ngờ vùng kín bị mắc dị vật cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để điều trị, can thiệp kịp thời.
- Bé bị viêm âm đạo do kích ứng hóa chất, lây bệnh từ nguồn nước bẩn… Có thể phát hiện bệnh khi thấy vùng kín của bé gái có mùi hôi; tiết dịch nhầy/bợn trắng, xanh, vàng; âm đạo sưng đỏ, ngứa ngáy. Lúc này cần đưa con đi điều trị sớm nhất có thể.
- Bộ phận sinh dục của bé bị dính môi: Tình trạng này không quá phổ biến, có thể phát hiện khi bé mới chào đời. Nếu bị dính phần môi nhỏ sẽ gây hạn chế, tắc đường tiểu, nhiễm trùng đường tiểu.
Vùng kín của bé gái có mùi hôi có thể do đóng bỉm cả ngày.
Nếu phát hiện vùng kín của bé gái có mùi hôi kèm theo các dấu hiệu bất thường, cha mẹ không nên tự điều trị cho con ở nhà. Tránh các hệ lụy không mong muốn cho sức khỏe sinh sản của bé sau này.
Dung dịch vệ sinh cho bé BABY CHOICE – Ngăn ngừa mùi hôi
Dung dịch vệ sinh cho bé BABY CHOICE chứa các thành phần chính an toàn cho làn da nhạy cảm như chiết xuất lô hội, lá trầu không, tía tô, cúc La Mã cùng các tinh chất dưỡng da. Sản phẩm có công dụng cân bằng vi khuẩn tự nhiên, giảm viêm, ngứa vùng kín, kháng khuẩn, hạn chế sự xâm lấn của vi khuẩn.
Sản phẩm không chứa các chất tạo màu, không gây kích ứng, giúp vùng kín của bé luôn sạch sẽ, cân bằng độ pH trong âm đạo, ngăn ngừa các tác nhân nhiễm khuẩn, giảm nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa cho bé.
Sản phẩm có mù hương dịu nhẹ, giúp bé ngăn ngừa mùi khó chịu suốt ngày dài.